Bất động sản Bà Rịa sôi động nhờ lực đẩy từ hạ tầng giao thông

Không chỉ nổi bật về tiềm lực phát triển kinh tế, du lịch nhất nhì khu vực Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT), còn là địa phương được Chính phủ đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông.

BR-VT được giới chuyên gia nhận định là tâm điểm của giới đầu tư

Về kinh tế, hiện tỉnh BR-VT là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư FDI lớn với tổng số vốn đăng ký là 5,026 tỷ USD, trong đó 70% vốn đăng ký vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Về thế mạnh du lịch, Lộc An, Phước Hội cùng với Hồ Tràm Bình Châu được hoạch định là thiên đường nghỉ dưỡng, trong tương lai, các ông lớn trong và ngoài nước đầu tư về đây rất nhiều (Hưng Thịnh, Novaland, Park Hyatt, Hồ Tràm…)

Về hạ tầng giao thông, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đang được Chính phủ và tỉnh BR-VT đẩy mạnh.

Xong là một tỉnh với nhiều tiềm năng để khai phá, nhưng hạ tầng giao thông vẫn là tiền đề thúc đẩy BR-VT phát triển trong mọi hoạt động. Được biết trong giai đoạn 2021 đến 2025, tỉnh sẽ triển khai xây dựng 124 dự án trong lĩnh vực giao thông, với số vốn đầu tư lên tới 49.6367 tỷ đồng.

BR-VT trở thành “tâm điểm” đầu tư sau các quyết sách từ Chính Phủ

Hiện BR-VT, đang nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông từ đường hàng không, đường thủy và đường bộ. Nhằm kết nối nội vùng, giải tỏa áp lực giao thông trên các tuyến đường quốc lộ.

Về đường bộ 

Vừa qua Chính phủ đã có Tờ trình số 154/TT – CP gửi Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1.

Được biết, tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ đồng bộ với cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành. Phát huy được tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép – Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận tải, kết nối các trung tâm kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng.

Bất động sản Bà Rịa sôi động nhờ lực đẩy từ hạ tầng giao thông (2)

 

Bên cạnh đó, dự án Đường vành đai 4 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2011. Vừa qua cũng đã được Bộ GTVT gửi công văn số 5005/BGTVT-CQLXD gửi UBND TPHCM về đẩy nhanh giải phóng mặt bằng (GPMB).

Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đầu tư xây dựng từ năm 2015, cũng đang được Bộ GTVT và Tổng Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), quyết liệt chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khởi động thi công lại trong tháng 5/2022 để hoàn thành công trình vào cuối năm 2023.

Với mục đích kết nối BR-VT với các tỉnh ĐBSCL mà không cần phải đi qua TP.HCM, cùng với đó là giảm tải áp lực giao thông trên QL1A, QL51, dự đoán thị trường BĐS quanh khu vực này sẽ trở thành điểm nóng trong tương lai.

Theo đó, các tuyến QL 51, 55, 56 qua địa bàn tỉnh cũng đang được đầu tư nâng cấp theo quy hoạch.

Các tuyến giao thông kết nối nội vùng như đường vào KCN dầu khí Long Sơn, đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải, đường 991B, đường Phước Hòa – Cái Mép, cũng từng bước được đầu tư để kết nối đồng bộ hành lang tuyến kinh tế ven biển, thu hút đầu tư, phát triển KCN, cảng biển, cảng thủy nội địa và trung tâm logistics của tỉnh.

Về đường thủy

Sau khi chính thức được đưa vào hoạt động, phà Cao tốc BRVT – Cần Giờ tuyến phà nối TP.HCM với Vũng Tàu, không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển cho cư dân, mà còn góp phần giảm tải tối đa áp lực giao thông trên các tuyến đường kết nối giữa TP.HCM và TP.Vũng Tàu.

Bất động sản Bà Rịa sôi động nhờ lực đẩy từ hạ tầng giao thông (3)

Về đường hàng không

Dù mới chỉ là dự kiến, dự án sân bay chuyên dùng Lộc An (sân bay Hồ Tràm), được kỳ vọng sẽ là một bước ngoặt để giúp du lịch địa phương phát triển hơn trong tương lai.

Theo kế hoạch, từ năm 2021 – 2025, BR-VT sẽ có 10 dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành.

Sự tiến bộ của quy hoạch hạ tầng, không chỉ tạo điều kiện di chuyển thuận lợi cho người dân, mà còn khiến thị trường bất động sản BR-VT trở nên sôi động, khiến khu vực này trở thành điểm nóng thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Đón đầu “quãng nghỉ” trước chu kỳ tăng giá mới của BĐS

Bất động sản Bà Rịa sôi động nhờ lực đẩy từ hạ tầng giao thông (4)

 

Theo chuyên gia phân tích rằng: “Vòng quy luật đang lặp lại, khi hiện tại thị trường BĐS có cùng lúc nhiều yếu tố thuận lợi bởi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế vĩ mô phục hồi với khả năng GDP năm nay tăng trưởng tới 7%, dòng vốn FDI lớn đang xuất hiện lớn…”

Lấy ví dụ về giai đoạn thứ nhất vào khoảng những năm 1994, khi Việt Nam bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, tăng trưởng phục hồi đã đẩy nhu cầu nhà ở tăng cao trong suốt nhiều năm sau đó. Tới giai đoạn 2001-2002, lực đẩy lớn cho thị trường BĐS lại xuất hiện khi sau khi Việt Nam và Mỹ ký Hiệp định Thương mại song phương, giúp BĐS có thêm nguồn lực bước vào chu kỳ mới. Từ năm 2012 đến nay, sau khi thoát cảnh đóng băng, BĐS cũng có quãng thời gian nhiều năm sôi động và tăng giá liên tục.

Đón đầu quãng nghỉ sau hơn 1 thập kỷ, các chuyên gia dự báo thị trường BĐS sẽ tăng mạnh trở lại, đặc biệt là các phân khúc sản phẩm quanh các khu công nghiệp và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Với nhiều tiềm lực sẵn có, BR-VT được đánh giá là điểm đến tiềm năng. Tuy nhiên các nhà đầu tư cần thận trọng trước khi “xuống tiền” với các dự án chưa rõ nguồn gốc để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

Nhà đầu tư nên quan tâm, đầu tư vào các dự án có tính pháp lý rõ ràng, chủ đầu tư có uy tín.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *